Quy tắc, tiêu chuẩn (Đạo)
Những quy tắc, tiêu chuẩn hành nghề của một nghề nghiệp nào đó được ghi
chép lại và được xã hội công nhận tính đúng đắn, hợp lý là biểu hiện hữu hình của đạo đức nghề nghiệp. Mỗi quốc gia đều có những quy định cụ thể về đạo đức đối với từng ngành nghề; mỗi tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp đều hướng tới tự đưa ra bản quy tắc đạo đức hành nghề (Code of Ethics – CoE) quy định đối với thành viên trong tổ chức mình để có được sự tin tưởng hơn từ cộng đồng.
Ví dụ đối với nghề kiểm toán: Tại Mỹ tồn tại đạo luật Sarbanes -Oxley của
nghề kế toán – kiểm toán được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn ngày 30/07/2002; cùng với đó là “Các chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp” do tổ chức nghề nghiệp kiểm toán Mỹ AICPA ban hành.
Thái độ, trách nhiệm (Đức)
Đạo đức nghề nghiệp thể hiện bản chất của nó qua thái độ và trách nhiệm của
người hành nghề. Việc áp dụng quy tắc đạo đức nghề nghiệp để điều chỉnh hành vi
cho phù hợp với luân lý xã hội phải tùy thuộc vào ý niệm chủ quan của từng người
và quan niệm của người đó về đúng và sai, về việc gì nên làm và không nên làm.
Quan hệ cá nhân với cá nhân
Làm việc có nghĩa là phục vụ mọi người. Ví dụ trong cơ quan chính quyền,
các cán bộ quận, huyện, phường, xã phục vụ nhân dân; trên máy bay nhân viên hàng không phục vụ hành khách; trên đường phố cảnh sát giao thông phục vụ người lái xe và người đi bộ; người bán hàng, người cung cấp dịch vụ phục vụ khách hàng của mình;… Nếu hiểu đúng vai trò của một người đi làm là phục vụ mọi người thì người đó sẽ làm đúng và tốt trách nhiệm của mình, không còn ỷ vào vai trò, chức vụ, quyền hành của mình để gây khó khăn, cản trở người khác, không đánh mất đạo đức trong nghề nghiệp.
Quan hệ cá nhân với xã hội
Làm việc vì lợi ích chung của toàn xã hội. Đạo đức nghề nghiệp được biểu
hiện qua thái độ của mỗi cá nhân nhìn nhận về việc mình đang làm có ảnh hưởng như thế nào tới cộng đồng, từ đó đưa ra quyết định về hành vi, thái độ trong công việc. Nó thể hiện rõ nét nhất trong những công việc liên quan lợi ích của quảng đại quần chúng như báo chí, truyền hình, ảnh hưởng môi trường của các nhà máy sản xuất; và thể hiện một cách gián tiếp như tác động tới nền kinh tế qua những hoạt động của ngân hàng, công ty tài chính. Mỗi lĩnh vực nghề nghiệp đều nằm trong mối quan hệ với lợi ích của xã hội, xã hội có phát triển mới tạo cơ hội cho nghề nghiệp phát triển. Trong đó, đạo đức nghề nghiệp là yếu tố quyết định để cân bằng giữa lợi ích cá nhân và lợi ích của cộng đồng.
Comments