Ở một nơi khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam thì thì trường gần đây có cho ra một loại sơn chống nóng cho mái tôn. Nhà mái tôn là kiểu kiến trúc nhà phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng nông thôn hay khu dân cư tự phát. Loại sơn này được quảng cáo rằng có khả năng giảm nhiệt bên ngoài từ 12 đến 25 độ C, là một giải pháp chống nóng ưu việt cho mái tôn. Nhưng liệu đây có phải là khoản đầu tư xứng đáng nếu như hiệu quả nhận lại không được như vậy? Đó là điều khiến nhiều gia chủ còn bằng khoăn trước lựa chọn này. Hãy cùng tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây rồi hẳn đưa ra kết luận sau cùng nhé.
Định nghĩa của sơn chống nóng là gì?
Sơn cách nhiệt với thành phần là chất tạo màng bên ngoài vật phủ, giúp phản xạ lại ánh nắng mặt trời và từ đó ngăn cho nhiệt phân tán vào bên trong môi trường sống. Có nhiều lại sơn cách nhiệt để sử dụng cho các bề mặt phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng như:
Sơn chống nóng cho mái tôn
Tôn hay còn gọi là kẽm là một vật liệu kim loại có khả năng hấp thụ nhiệt tốt, vì vậy những nhà xây mái bằng tôn sẽ luôn phải chịu một không khí nóng bức, khó chịu vào mỗi ngày trời nắng. Nên khi bạn phủ lớp sơn cách nhiệt lên lên bề mặt tôn thì sơn sẽ giúp ngôi nhà của bạn được điều hòa nhiệt độ và mát mẻ hơn trước. Trên thị trường cũng có rất nhiều hãng sơn có sản xuất dòng sơn này nhưng tác dụng và thẩm mỹ mang lại không phải loại nào cũng có thể làm xuất sắc như nhau.
Sơn chống nóng cho mái tôn giúp điều hòa nhiệt độ ngôi nhà
Sơn chống nóng tường nhà
Vào những ngày trời nóng bức ở Việt Nam, dù là nhà cao tầng hay nhà cấp 4 thì các bức tường bê tông là những vật hấp thụ nhiệt nhiều nhất sau mái tôn. Vì vậy mà có sự ra đời của sơn chống nóng tường nhà với hạt bức xạ nhiệt bên trong chất tạo màng. Khi được phủ lên bề mặt, những hạt nano này sẽ phản ứng lại với tia nắng mặt trời và đẩy lùi sức nóng của các tia nhiệt. Nhờ vậy mà máy điều hòa trong nhà không phải làm việc quá nhiều để làm mát không khí nữa. Một phương pháp tiết kiệm chi phí thông minh.
Ưu điểm vượt trội của sơn
Để giải đáp khả năng hiệu quả thực tế của sơn chống nóng thì câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào trình độ thi công và độ dày của lớp sơn. Độ chống nắng của dòng sơn này tỉ lệ thuận với độ dày của lớp sơn. Có nghĩa là lớp sơn càng dày thì khả năng chống nóng càng cao, nhưng để có tính thẩm mỹ thì tốt nhất chỉ phủ 2 lớp sơn và như vậy cũng đủ hiệu quả rồi. Vậy những ưu điểm của loại sơn này là gì mà khiến nhiều người quan tâm và tin dùng:
Nhiệt độ mái tôn trước (hình dưới) và sau (hình dưới) khi phủ sơn
- Giá cả phải chăng hơn các phương pháp chống nóng khác
- Không phải thường xuyên bảo trì vì tuổi thọ sơn lên tới gần 10 năm
- Dễ dàng thi công trên những diện tich cần phủ nhỏ
- Hiệu quả giảm nhiệt rõ rệt, cải thiện môi trường sống
- Bên cạnh khả năng chống nóng thì còn chống nước, chống các tác hại từ môi trường như ăn mòn, gỉ sét,… Giảm tiếng ồn mỗi khi trời mưa
Tham khảo thêm: Sơn chống nóng mang lại không gian sống mát mẻ nhất cho bạn
3 loại sơn chống nóng phổ biến trên thị trường
Tại thị trường Việt Nam hiện nay đang phổ biến 3 loại sơn đến từ 3 hãng sơn khác nhau sau đây:
Sơn InsuMax: Loại sơn này có thành phần cấu tạo đặc biệt có thể vừa cách nhiệt vừa phản lại ánh sáng. Với hiệu ứng lá sen là chống nước, chống thấm vượt trội thì ưu điểm khác của InusuMax là giá thành rẻ, dễ làm sạch và chống ồn khi trời mưa.
Sơn Kova CN – 05: Sơn gốc nước với kết cấu là sự kết hợp của chất tạo màng và các hạt nano đặc biệt. Khi phủ 2 lớp sơn lên bề mặt thì ở giữa 2 lớp ấy sẽ có một khoảng trống nhằm tăng khả năng phản sáng, chống truyền nhiệt tối ưu nhất.
Sơn chống nóng của KOVA
Sơn Intek: Tại các khu chế xuất, nhà máy có cường độ sản xuất cao và kiến trúc đa phần được xây bằng tôn nên việc nhiệt bị hấp thụ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân là điều không thể tránh khỏi. Và sơn Intek là loại được sản xuất chuyên dụng để xử lí vấn đề này.
Xem ngay: Giải pháp chống nóng bằng sơn chống nóng KOVA.
Trên đây là những chia sẻ về sơn chống nóng cho mái tôn và hiệu quả của nó. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích được phần nào cho quá trình cải thiện ngôi nhà của bạn.
Comments